Thờ thú Tín ngưỡng thờ động vật

Thú là nhóm động vật được con người dành nhiều sự quan tâm, kèm theo đó là sự tôn thờ, dưới đây liệt kê một số loài thú đáng chú ý được con người tôn thờ.

Thờ bò

Bài chi tiết: Tục thờ bò
là con vật được tôn sùng trong nhiều nền văn minh lớn trên thế giới, nhất là ở Ấn Độ

Con gắn liền với tín ngưỡng thờ phượng xuất phát từ sự gần gũi và vai trò to lớn của nó trong đời sống của con người. Bò là linh vật biểu tượng có sức ảnh hưởng lớn đến các nền văn minh lớn trên thế giới như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Hy Lạp cũng như trong văn hóa một số bộ tộc người da đỏBắc Mỹ, nó còn là vật thánh thiêng trong các tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáoHồi giáo đặc biệt là ở Ấn Độ và vùng Trung Đông rất tôn sùng bò.

Ở phương Tây trong những tập Kinh thánh trong đó có nêu lên việc thờ phượng con Bê Vàng. Con bê vàng sau khi được người Do Thái ở vùng hoang dã Sinai tôn thờ, sau bị Moses và người Do Thái bãi bỏ cổ tục này. Thần Marduk là "con bò của Utu". Con bê đỏ, còn được gọi là bò đỏ, là một con bò mang đến các linh mục như một lễ tế theo Kinh thánh trong nghi lễ Tum'at HaMet. Nhiều dân tộc sùng kính và tôn thờ con bò, nâng hình ảnh con bò lên vị trí Thần Bò và thờ phụng nó là điển hình là ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á người ta thờ con Bò trắng Nandi là vật cưỡi của thần Siva, người Ai Cập tôn thờ thần bò, như con bò mộng Apsis, con bò mộng Mnervis.

Thờ voi

Voi là loài vật tượng trưng cho sức mạnh, sự khôn ngoan, thận trọng và là một trong bốn con thú đại diện cho sức mạnh và sinh lực bên cạnh hổ, sư tử và báo. Voi cũng là một trong bảy báu vật của Phật giáo nên hình tượng của voi xuất hiện nhiều trong kiến trúc và trang trí Phật giáo. Đặc biệt ở Ấn Độ và Đông Nam Á với hình tượng Voi Thần Ganesha, nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Miến Điện, Cao Miên đều tôn thờ voi. Trước một số đình chùa ở Việt Nam có tượng voi phủ phục ở hai bên như ở trước tam quan chùa Keo Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định) hay trước điện Long Châu (miếu Voi Ré) ở Huế. Trong lăng vua Lê Thái Tổ ở Lam Kinh (Thanh Hóa) và lăng của các vua Nguyễn ở Huế đều có tượng voi chầu hầu.

Thờ ngựa

Bài chi tiết: Tục thờ ngựa
Thờ ngựa gỗ ở đền Hiệp Hòa, Bắc Giang

Tục thờ ngựa phổ biến ở vùng Á-Âu, con ngựa đã trở thành con vật linh thiêng, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm linh và được phụng thờ. Cư dân Hồi giáo ở Đông Nam Á có tục thờ ngựa, họ coi ngựa là con vật linh thiêng và có những quan niệm tốt đẹp về ngựa, họ coi ngựa là con vật linh thiêng của mỗi gia đình và có thờ ngựa. Trong các nghi lễ Shaman biểu tượng về vị thần thiện là có đôi mắt ngựa cho phép nhìn thấy hết mọi sự. Người theo đạo Hindu cho rằng ngựa gần với các vị thần như cỗ xe của thần Mặt Trời Surya kéo bởi một hay bảy con ngựa được ghi trong Rig-Veda. Thần Kalki/Kalkin là hóa thân thứ 10 của thần Vishnu là con ngựa trắng.

Ở Việt Nam, hình ảnh con ngựa được nghệ nhân muốn thành một hình tượng nghệ thuật có tầm vóc ngang hàng với những linh vật khác được tôn thờ. Trong nghi lễ lên đồng ở Bắc Bộ thường có điệu múa nhảy ngựa. Ngựa còn được thờ trong những bức tranh giấy thờ cặp ngựa hồng, ngựa trắng. Ngựa trắng còn được tôn lên làm thần và được thờ ở đền Bạch Mã. Ở miền Nam, ngựa còn được đắp tượng, được hương nhang, cúng bái, và nhiều địa điểm thờ ngựa khác như Chùa Ông hay còn gọi là Chùa Ông Ngựa ở Bình Dương thờ ngựa Xích Thố. Ở Sài Gònđình Thông Tây Hội với ba thần ngựa được thờ. Ở vùng Tây Ninh, ngựa thờ trong đền, miếu thờ các vị có công khai phá.

Huế lại phổ biến tục thờ ngựa ở các am, miếu ở Huế, trong số các am miếu phổ biến nhất trong các nhà tư nhân là miếu thờ các cô, cậu, ông Chiêm Thành, ông quận, ở đó họ đều có thờ con ngựa. Tục thờ ngựa có từ rất lâu đời, nhất là ở các am, miếu và đền đài, truyền thống thờ ngựa thần đã có từ lâu đời, nhất là sau năm 1975 phong trào thờ am miếu ở Huế bắt đầu phát triển mạnh. Trong các am miếu vừa có ngựa đá, ngựa giấy và ngựa gỗ, trong đó có hai màu sắc được thờ phổ biến nhất là màu đỏ và màu trắng, và mỗi màu sắc có ý nghĩa đặc biệt đối với một vị thần. Ngựa màu đỏ để thờ cho lục vị tôn ông (quan lớn) ngựa trắng dành cho các cậu ngoại càng (quan nhỏ).

Thờ hổ

Bài chi tiết: Tục thờ hổ
Hổ là loài vật được thờ cúng phổ biến nhiều nơi ở châu Á, nhất là ở Việt Nam, nơi chúng được tôn xưng là Chúa sơn lâm

Tục thờ hổ phổ biến ở một số quốc gia châu Á, nhất là những quốc gia có hổ sinh sống. Tại đây, hổ được tôn sùng là giống loài dũng mãnh nhất, là Chúa sơn lâm, là sơn thần ngự trị trong rừng già. Hổ còn là một linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh và là một trong Tứ Thánh thú cai quản Tây phương, hổ còn là biểu tượng của võ công, sức mạnh, uy quyền và tâm linh. Tục thờ Hổ được ghi nhận ở nhiều vùng lãnh thổ ở châu Á, như ở vùng Viễn Đông của Nga (tập trung ở Siberia), ở bán đảo Triều Tiên (nhất là ở Hàn Quốc), nhiều vùng thuộc Trung Quốc, một số nơi của Ấn Độ, Đông Nam Á đặc biệt là ở Việt Nam.

Việc thờ hổ thịnh hành ở các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Bá Lợi Á, họ xem hổ như ông tổ của mình. Tại Trung Quốc, tập tục sùng bái và thờ cúng hổ cũng bắt nguồn từ khu vực hổ thường xuyên hoạt động, sau đó lan rộng trong phạm vi đại lục Trung Hoa. Hổ còn được được người dân Triều Tiên sùng bái tôn thờ. Dân cư ở bán đảo Triều Tiên cũng coi hổ là con vật linh thiêng, oai phong, có sức mạnh to lớn, vì vậy họ cũng thờ cúng hổ để cầu mong sự phù hộ. Ở Ấn Độ, hổ cũng là một con vật được tượng trưng cho sức mạnh, có thể trấn áp được ma tà quỷ quái, vì vậy, để biểu tượng cho quyền lực, nhiều nơi ở Ấn Độ sùng kính hổ bất chấp mối nguy hại do hổ gây ra.

Ở Việt Nam, hổ là hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt với tục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền, từ vùng đồng bằng cho đến miền sơn cước, nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng, nhang khói. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương và không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có tục thờ hổ.

Hổ hay ông ba mươi là tên gọi đầy uy linh, quyền kính trong những gian thờ như đình, đền, chùa, miếu mạo, miễu, thờ tại tư gia, hổ được coi là con vật linh thiêng (hùm thiêng), nhất là hệ thống miếu thờ ở miền Nam. Cùng với rắn, hổ là một trong hai hình tượng con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam và tương đồng với văn hóa của khu vực Tây Nam Bộ khi các câu chuyện của nhân dân địa liên quan đến hai lớp tín ngưỡng thờ Hổ và tín ngưỡng thờ Rắn. Hổ gợi nhắc về vị thần núi về chúa sơn lâm thì hình tượng rắn lại gợi nhắc về vị thủy thần là hai vị thần quan trọng bậc nhất trong thần điện của người Việt.

Thờ mèo

Mèo là loài động vật quan trọng trong xã hội Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập tôn sùng thần mèo Bast, mèo là loài vật thần thánh, với truyền thuyết về vị nữ thần Bast thường được miêu tả trong hình dạng một con mèo, khi chiến tranh thì hóa thành một con sư tử cái. Những con mèo được coi là biểu tượng của sự ân sủng, đĩnh đạc do cách săn mồi uyển chuyển của nó. Ở Ai Cập cổ đại, khi mèo chết, cả gia đình đi đưa tang và cơ thể của chúng sẽ được ướp xác như con người họ đã ướp hàng triệu xác ướp mèo. Một số tôn giáo cổ tin rằng mèo là những linh hồn cao quý, người bạn đồng hành, hay người hướng dẫn cho con người, và rằng mèo rất thông thái.

Thờ sói

Bài chi tiết: Totem sói
Totem sói
Những con chó sói đang rình rập trên đồng cỏ. Người Mông Cổ tôn sói làm bậc thầy, họ học từ sói tính kiên nhẫn, óc chiến thuật, tính tổ chức bầy đàn chặt chẽ

Sói khiến con người ngưỡng mộ về cách tổ chức sống bầy đàn chặt chẽ, việc chăm sóc các thành viên gia đình, và về sức sống mãnh liệt trong tự nhiên. Quan niệm cho rằng đây là một loài sinh vật phi thường xuất phát từ sự tôn thờ sức mạnh của loài sói vốn có từ lâu với sự nhìn nhận rằng những loài thú săn mồi hàng đầu như sói có thể có tác động sâu sắc và làm phong phú thêm sự đa dạng sinh học[5]. Văn hóa sùng bái sói bắt đầu rất sớm ở Mông Cổ và phức tạp hơn rất nhiều so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới, loài sói được nhìn nhận với tư cách là vật tổ của dân tộc Mông Cổ.

Người Mông Cổ thấy được ở sói có những điều đáng để học hỏi và xem sói là thầy, họ xem sói là bậc thầy về quân sự, học tập từ sói “chiến thuật” vây bắt con mồi, học từ sói tính kiên nhẫn và lòng quả cảm. Sói được xem là “con cưng” của trời với thiên mệnh bảo vệ sự cân bằng trên đồng cỏ, là sợi dây nối kết người Mông Cổ với Tăngcơli – Đằng Cách Lý (Trời), con sói là một biểu tượng linh thiêng đáng ngưỡng vọng của người thảo nguyên, mỗi tấm da sói cũng trở thành lá cờ cho lòng tôn kính và niềm tin vào đấng tối cao. Người Mông Cổ tự hào với tục thiên táng tức chết để xác cho sói ăn thịt và càng tôn sùng sói, ngưỡng vọng sói với tư cách là một vật tổ, có năng lực “thông thiên” với niềm tin tôn giáo của mình[6].

Totem sói (âm Hán-Việt là Lang Đằng Đồ) từ Đằng Đồ trong tiếng Hán, đó là từ Căn Tính, hoặc là từ Sùng Bái, Lang Đằng Đồ là Căn Tính Sói, hoặc là Sùng Bái Sói. Người Mông Cổ xem sói là do trời sai xuống để bảo vệ đồng cỏ, sói không còn thì thảo nguyên cũng không còn, sói không phải là kẻ thù của họ. Sói chính là người bảo vệ thảo nguyên. Thảo nguyên có bốn đại họa: chuột, thỏ, rái cá cạndê vàng vì chúng tận diệt đồng cỏ. Sói bắt chuột, bắt thỏ, bắt rái cá, đuổi dê vàng. Mùa đông trên thảo nguyên, súc vật chết bị đóng băng, đến mùa xuân khi băng tan, thịt súc vật bắt đầu thối rữa, chính sói lại là người dọn sạch những mầm dịch cho thảo nguyên.

Sói chính là con vật có đầy đủ những phẩm chất, tính cách để tôn thờ, sùng bái, sói mạnh mẽ, can trường, thông minh, năng lực tác chiến và chiến đấu tốt, có tính kiên nhẫn và bất ngờ, tính đoàn kết cao, sói cao ngạo nhưng ý thức kỷ luật tốt, sói mềm mại nhưng vẫn rắn rỏi, kín đáo mà vẫn hiên ngang, sói ngang tàng và bất khuất, sói tiềm ẩn những sức mạnh mà hổ, báo, sư tử không có, sói bản năng nhưng cũng trí tuệ, phẩm chất quan trọng nhất của sói chính là không bao giờ bị thuần hóathuần dưỡng, phẩm chất không thể chung sống với dị chủng cho dù vẫn chung một giống loài, phẩm chất không bao giờ bị lai tạp[7].

Thờ chó

Bài chi tiết: Tục thờ chó đá
Một miếu thờ chó đá ở miền Bắc Việt Nam

Tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa. Ban đầu tục này xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó những người di cư Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ con chó.

Con chó nhà được thờ cúng ở một số nơi ở Việt Nam với tư cách là hộ môn thú (thần canh cửa), muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ này khá phổ biến ở các làng, xã nông thôn của Việt Nam, nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, hoặc đặt chó đá trên bệ thờ hay đặt chó đá trước cổng nhà, đền miếu để đuổi ma quỷ. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ.

Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội như Đan Phượng, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn có nhiều nơi cũng có tục thờ chó đá như: Chi Lăng, Đồng Mỏ, Khòn Lèng, Thất Khê, Tràng Định, Đồng Đăng, Cao Lộc. Tại chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) hiện còn đôi chó khắc bằng gỗ ngồi chầu. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí[8].

Chó rừng

Thần chó rừng Anubis của Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại tin rằng những con chó rừng có thể tìm thấy phần thức ăn ngon từ miếng thịt thối và ăn chỗ đó để không bị chết đói, loài động vật này cũng đã tàn phá một số ngôi mộ ở sa mạc thời cổ đại. Người Ai Cập đã sử dụng loài chó rừng để làm biểu tượng của thần Chết Anubis. Thần Chết Anubis được miêu tả có đầu chó rừng, thân người và thần này có vai trò quan trọng trong đời sống của người Ai Cập, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số đền thờ vị thần Chết này với hàng triệu xác ướp động vật cùng những cổ vật giá trị.

Thờ chồn

Chồn được người Khơ Mú thờ cúng, người Khơ mú có họ Moong không bao giờ ăn thịt con chồn, không những thế họ còn thờ phụng loài thú rừng này. Trong những dịp cúng lễ, ngoài các vị Then Hoàng, Then Ngọc, người thầy cúng cũng gọi hồn chồn moong đến để ăn cùng. Theo quan niệm con chồn moong chính là vị cứu tinh của ông tổ dòng họ Moong. Đi rừng gặp loài thù này, người họ Moong không bao giờ làm hại đến nó, khi thấy nó gặp nạn còn phải giải cứu, nếu nó chết phải chôn cất tử tế.

Khi ăn thịt thú rừng, dòng họ Moong cũng tránh xa thịt chồn moong vì quan niệm nếu ăn nhầm răng sẽ mau rụng, ai cố ý bắt chồn moong tay sẽ bị tróc bong như là một sự trừng phạt của thần linh. Tập tục này từ một truyền thuyết về một người gặp hoạn nạn bị ma đuổi và cầu cứu gia đình nhà chồn moong đang trốn trong hốc cây với lời hứa nếu nhận lời cứu giúp thì đời đời con cháu mai sau sẽ không bao giờ làm hại đến chồn moong, người họ Moong mang ơn cứu mạng và tục thờ chồn moong có từ đó.

Thờ khỉ

Thần Khỉ ở Thành phố vàng

Khỉ là động vật được tôn làm thần thánh và được thờ cúng ở nhiều quốc gia, cộng đồng người. Hình tượng khỉ được tôn thờ nhiều nhất chính là vị thần Hanuman trong Ấn Độ giáo. Ở Trung Quốc và Việt Nam có tục thờ Tề Thiên Đại Thánh hay Tôn Ngộ Không là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống ở vùng đất Chợ Lớn. Tôn Ngộ Không là Đấu Chiến Thắng Phật được thờ phụng như một vị Phật.

Do sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa dân gian, từ một hình tượng hư cấu xuất hiện trong văn học, Tề Thiên Đại Thánh đã trở thành một đối tượng được thờ phụng trong nhiều đền miếu người Hoa, đặc biệt là ở vùng Phúc Kiến. Trong quá trình di dân, cộng đồng người Phúc Kiến đã mang theo tục thờ Tề Thiên Đại Thánh đến các vùng đất mới, trong đó có Chợ Lớn (Quận 5, Quận 6) và một số địa phương khác ở Việt Nam[9].

Tục thờ khỉ của cư dân Việt cũng đã tồn tại từ lâu đời, thể hiện dưới hình thức trong một số chùa chiền, vẫn thường thấy tượng khỉ, gọi là Thần Hầu, nhằm xua đuổi những điều xấu[10][11]. Ở Hội An ngày xưa, có Tượng khỉ “trấn yểm thủy quái” gọi là Linh hầu (hay Thần Hầu) và Linh khuyển. Hai linh vật này được thờ theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật, vì muốn khống chế “thủy quái” Mazuna.

Trong tô-tem giáo của người Nhật, khỉ chính là vị thần bảo hộ, linh vật khỉ xuất hiện trong nhiều công trình tín ngưỡng từ cổ xưa, khỉ đóng vai trò là thần bảo hộ và là trung gian giữa thần linh và con người, khỉ được tin là có thể xua đuổi sâu bệnh. Tokugawa Ieyasu đã suy tôn thần khỉ là vị thần bảo vệ sự yên bình của đất nước. Các Samurai thường bọc ống tên của họ bằng da khỉ để khai thác sức mạnh bảo vệ của những con khỉ trên ngựa trong quan niệm của người Nhật[12].

châu Mỹ có Thành phố Trắng huyền thoại, chứa đầy vàng bị mất tích của Thần Khỉ ở Trung Mỹ. Có một tộc người cùng thời với người Maya cổ xưa nhưng đã biến mất từng thờ phụng một vị thần khỉ kỳ lạ. Bức tượng khổng lồ về vị thần khỉ này vẫn còn bị chôn giấu dưới các thảm thực vật xum xuê sau nhiều thế kỷ bị bỏ hoang, những đồ chạm khắc được tìm thấy dưới kim tự tháp rất có thể là lễ vật hiến tế cho thần khỉ. Tộc người bí ẩn đã có các cuộc hiến sinh người đẫm máu cho vị thần khỉ của họ, sau đó ăn thịt nạn nhân theo một nghi lễ của tập tục ăn thịt đồng loại, những người bản địa xử tử và ăn thịt khỉ. Một truyền thuyết khác, rằng Thần khỉ đã tạo ra rất nhiều hậu duệ, một chủng tộc nửa người, nửa khỉ có biệt danh "người lông lá". Người dân bản địa ở vùng này tin rằng khỉ từ trong rừng sâu từ cách đây rất lâu đã bắt trộm các trinh nữ trong làng của họ để đẻ ra người lai[13][14].

Thờ culi

Người Chơro là tộc người có tục thờ con culi ở vùng đất Mã Đà thuộc địa phận xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có tập tục tôn kính con cù lần (có nơi gọi là con culi hay con vật lười), họ trang trọng gọi nó là con Nhĩ hầu đó là con culi hay cù lần, loài culi được họ xem là loài thú tổ của tộc người mình, không ai dám mạo phạm. Họ xem loài nhĩ hầu là nguồn cội của tộc người mình nên từ nhiều đời qua, người Chơro có những kiêng cữ rất lạ đời liên quan đến loài này. Khi đi rẫy, nếu gặp nhĩ hầu phải bỏ rẫy trở về hôm sau lại ra, không thấy thì làm, thấy thì lại về, họ phải về vì nhĩ hầu là ông tổ, không đựơc phép làm kinh động[15].

Thờ chuột

Chuột được thờ tại đền Karni Mata, đây là ngôi đền duy nhất trên thế giới thờ loài chuột

Trong khi loài chuột được xem như hiểm họa, là nỗi kinh hoàng của nhiều người thì có 20.000 con chuột sinh sống trong ngôi đền Karni Mata ở Rajasthan, Ấn Độ lại được tôn thờ như thánh thần. Theo quan niệm của người dân, những con chuột này là hóa thân của nữ thần Karni Mata, vì vậy, hằng ngày, chúng được chăm sóc đầy đủ, chu đáo. Ngoài ra, những ai gặp được chuột trắng thì đó là điềm báo của sự may mắn. Người dân gọi những con vật thiêng này là Kabba[16], Người dân tin rằng, nếu một con chuột bạch vô tình chạy qua chân, bạn sẽ được ban phước lành[17]. Nếu không may dẫm chết một con chuột, du khách phải bỏ tiền mua một con chuột bạc đặt trong đền để chuộc tội.

Họ nuôi chúng bằng sữa bò, đồ ăn ngon và thậm chí còn ăn cơm với chúng, người ta cho chúng ăn sữa, ngũ cốc trong những chiếc bát lớn, đây là đồ ăn của những người sùng đạo đã dâng cho những vị thánh, những đồ ăn mà được chuột nhấm vào được coi là linh thiêng và có người sùng đạo sẽ ăn lại đồ ăn này[3], chúng được thoải mái rong chơi, cho ăn và bảo vệ bằng những tấm lưới, tránh bị các loài khác ăn thịt. Các tín đồ Hindu tới đây thường vuốt ve lũ chuột, cho ăn và để chúng chạy qua chân vì tin rằng sẽ mang lại nhiều may mắn. Đàn chuột khá dạn dĩ, chúng thản nhiên uống sữa khi có tiếng bước chân.

Thờ cá voi

Bài chi tiết: Tục thờ cá Ông
Bộ cốt cá voi ở Vạn Thủy Tú

Tục thờ cá Ông có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với ngư dân vùng duyên hải Việt Nam với niềm tin cá Ông mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải luôn phù hộ độ trì cho ngư dân đi lại và đánh bắt cá trên biển[18]. Đây là phong tục đẹp của người vùng biển, họ còn tổ chức Lễ hội nghinh Ông như Lễ hội nghinh Ông - Vũng Tàu. Những con thuyền đi biển của người Việt thường vẽ lên hai con mắt trước mui tàu.

Hình tượng con cá voi to lớn chuyên cứu người gặp nạn trên biển được cộng đồng ngư dân xem như cứu tinh và quan niệm khi gặp cá Ông chết và dạt vào bờ, ngư dân nơi đây xem đó là điềm lành, là phúc đến, bởi mảnh đất này được thần cá chọn làm nơi yên nghỉ, những bộ xương khổng lồ của cá ông vẫn được bà con lưu giữ cẩn thận tại miếu (như Vạn Thủy Tú, Nam Ô, Đình thần Thắng Tam, Lăng Ông Nam Hải), mỗi lần có cá Ông dạt vào bờ thì bà con đánh bắt thuận lợi, ra khơi vào lộng an toàn[19].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tín ngưỡng thờ động vật http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/... http://m.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-pha... http://m.doisongphapluat.com/xa-hoi/bi-an-vung-dat... http://m.doisongphapluat.com/xa-hoi/thuc-hu-chuyen... http://m.doisongphapluat.com/xa-hoi/thuc-hu-loi-do... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140319-viet-nam-vu-xu-... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/xac-uop-ca-s... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-viet-xu... http://amphibianrescue.org/2009/09/17/brian-gratwi... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tria-hmong-...